Từ "Brexit" đến "Bregret"
Tiếng Anh liên tục đẻ ra từ mới. Mấy năm rồi, báo chí cả tỉ lần dùng từ “Brexit” để chỉ quá trình nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), một từ ngắn gọn thay cho cách diễn đạt dài dòng, nói lên ai cũng hiểu, khỏi cần chú thích. Nay nảy sinh một từ mới – “Bregret” – một cách chơi chữ kết hợp hai từ British và regret để nói đến tình cảnh nước Anh bây giờ, hối tiếc đã vội vàng dứt áo ra khỏi EU, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.
Dân Anh bỏ phiếu cho Brexit vào tháng 6-2016 và chính thức ra khỏi EU từ ngày 31-1-2020. Lúc bỏ phiếu, có 51,89% đòi ra đi. Nay một khảo sát mới nhất của YouGov, chỉ có 32% người được hỏi cho rằng ra khỏi EU là chọn lựa đúng đắn; đến 56% xem Brexit là một sai lầm. Đó là bởi nước Anh đang rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất trong nhiều năm gần đây trong khi nền kinh tế các nước châu Âu khác trong EU vẫn đang ổn. Dĩ nhiên khó khăn kinh tế của Anh đâu phải toàn bộ là do Brexit nhưng cái cảm giác chông chênh và nhất là số liệu thương mại làm dân Anh quay sang “Bregret”.
Đầu tiên Brexit làm nước Anh thiếu nhân lực trầm trọng vì nhiều công nhân từ các nước EU đã rời nước Anh sau Brexit và không quay trở lại. Tình trạng bùng phát đại dịch Covid-19 cũng làm công nhân các nước tìm cách trở về nhà. Chuyện tuyển người không ra trải dài từ các tiệm ăn đến công xưởng, từ người bán hàng đến tài xế xe tải. Năm ngoái nước Anh thiếu tài xế xe bồn chở xăng dầu nên dẫn đến tình trạng thiếu xăng khắp cả nước, dân tình xếp hàng dài chở đổ xăng, bắt đầu than vãn hậu Brexit.
Thiếu người, chủ lao động buộc lòng tăng lương để thu hút nhân sự – cộng với nhiều yếu tố khác, lạm phát nước Anh cao đến hai chữ số, cao hơn các nước châu Âu khác. Lạm phát hiện đang ở mức 11,1% nhưng giá thực phẩm tăng cao hơn, đến 15%. Lãi suất tăng đẩy nước Anh vào tình trạng suy thoái mà ngân hàng trung ương nước này (Bank of England) cảnh báo sẽ có thể kéo dài trong hai năm. Trong số các nước G7, Anh là nước duy nhất GDP co lại sau đại dịch; Ấn Độ vừa qua mặt Anh để chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. Dự báo GDP Anh sẽ giảm 0,4% vào năm 2023.
Để phục hồi kinh tế, nữ Thủ tướng Liz Truss lên thay ông Boris Johnson đã đề ra các biện pháp cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công làm nền kinh tế lún sâu vào khủng hoảng, bảng Anh mất giá, chi phí phát hành trái phiếu chính phủ tăng vọt. Bà Truss chỉ tại vị được 45 ngày, ông Rishi Sunak lên thay.
Brexit đã cắt đứt quan hệ thương mại của Anh với EU nên chắc chắn nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Phòng Thương mại Anh cho biết đến 80% thành viên nói có gặp khó khăn khi xuất khẩu sang EU. Chẳng hạn, Cheshire Cheese, một công ty nhỏ do Simon Spurrell thành lập năm 2010 chuyên xuất khẩu phô mai sang các nước châu Âu. Khi Brexit bắt đầu có hiệu lực, công ty mất gần 300.000 đô la hợp đồng với các bạn hàng châu Âu. Tháng rồi Spurrell quyết định bán công ty cho một đối thủ lớn hơn vì họ có chi nhánh ở EU nên có thể mua bán dễ dàng hơn. Năm 2021 số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang EU rớt xuống còn 18.357 trong khi chỉ một năm trước đó, con số này là 27.321 doanh nghiệp.
Hiện nay nước Anh đang loay hoay tìm cách gắn kết trở lại với EU. Tờ Sunday Times trích lời một “nguồn tin thân cận” trong Chính phủ Anh nói rằng Thủ tướng mới lên của Anh là Rishi Sunak đang cân nhắc một mối quan hệ gần gũi với EU dựa trên mô hình của Thụy Sỹ. Nước này không phải là thành viên EU nhưng được quyền tiếp cận thị trường chung EU, ít chịu kiểm soát biên giới nhưng đổi lại phải đóng góp vào ngân sách của khối và chấp nhận một số luật lệ chung. Tuy nhiên ông Sunak phủ nhận tin này, cho rằng dưới quyền lãnh đạo của ông, nước Anh sẽ không theo đuổi một mối quan hệ dựa vào tuân thủ luật lệ EU. Ông khẳng định với cộng đồng doanh nghiệp: “Tôi bỏ phiếu cho Brexit. Tôi tin vào Brexit”.
Mặc dù sẽ không có chuyện Anh bỏ phiếu gia nhập EU trở lại nhưng đa số các nhà phân tích chính trị đều cho rằng Anh buộc phải xây dựng một mối quan hệ mới với EU trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế cũng như tâm lý chống Brexit của người dân. Đó có thể là mô hình Thụy Sỹ hay mô hình Na Uy, một nước châu Âu khác không phải là thành viên EU nhưng có quan hệ chặt chẽ. Trước đây các lãnh đạo nước Anh nhấn mạnh đến khía cạnh chủ quyền khi phải tuân thủ nhiều luật lệ do Brussels ban hành hay làn sóng di dân bất hợp pháp khi nói đến Brexit, nay người ta lại không đề cập đến các vấn đề này mà chỉ soi rọi Brexit dưới lăng kính kinh tế. Mà dưới lăng kính kinh tế, rõ ràng Brexit không chỉ chặn dòng người nhập cư vào Anh, nó cũng chặn luôn hàng hóa dịch vụ của Anh xuất sang thị trường chung EU, gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế Anh.
* Nguồn Tư vấn du học Anh Quốc - Quốc Tế Du Học Đồng Thịnh dongthinh.co.uk (+84) 96 993.7773 | (+84) 96 1660.266 | (+44) 020 753 800 87 | info@dongthinh.co.uk
Top tips to make your job application stand out
Written by Adam Taylor, Careers Consultant (Employability Learning and Devopment)
Have you sent job applications that get rejected, or worse, don’t get any response at all? It could be because you’re not telling employers why you want to work for them!
Employers regularly feedback to us about the applications they receive and one of their biggest complaints is that on application personal statements and cover letters applicants simply don’t explain why they are interested in the organisation itself. Even when the application makes it clear that the core values are important, or it’s a role around strategy, applicants are not demonstrating that they have done their research and have what it takes.
Here are our top tips to make your application stand out:
1.Do your research
That’s right, do your research on the company and the role, you need to articulate why you are interested in THIS company and THIS role on your application.
2. Check the employer’s website
This is a great way to find out about the culture of the organisation, their values and strategy. How do these match with yours, how will you demonstrate this?
3. Look at their web presence
This may sound similar to our point above, but their website isn’t enough. Check their social media too. How do they speak to their audience? Are they running any campaigns or other interesting projects?
4. Reflect why this employer is different from its competitors
How are they different? What make them unique? Why does that motivate you to want to work there?
5. Go to employer led events
Whether it’s presentations, workshops, events or fairs, try to speak to company representatives to ask them questions.
6. Use our support
Remember, you’re not in this alone. We offer tons of support! Get an application review appointment for cover letters and application form personal statements.
All of this research takes time but putting this effort will make sure you are much more likely to get through to the next stage. It’s far better to spend time on fewer stronger applications than less time on a lot of poorly researched ones.
For more information and support, go to our website and access support on CareerConnect. We also run events dedicated to CVs and Applications through our Your Future Essentials sessions, all of which can be found on CareerConnect.
* This article was originally published here
MOTIVATION LETTER (SOP) – CÁCH VIẾT THÀNH CÔNG CHO HỒ SƠ DU HỌC BẬC MASTER
Khi chuẩn bị hồ sơ du học, đặc biệt là bậc học thạc sỹ, hầu hết các trường ở các quốc gia đều sẽ yêu cầu bạn viết Motivation Letter (Thư bày tỏ nguyện vọng) hay còn gọi là Statement of Purpose (SOP). Lá thư này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có được nhận vào trường hay không, đặc biệt là đối với những trường có thứ hạng cao. Đối với các trường có học bổng tự động, thì Motivation Letter (SOP) lại góp phần không nhỏ quyết định mức học bổng mà bạn sẽ nhận được.
Vậy Motivation Letter (SOP) là gì ? Làm thế nào để viết được Motivation Letter (SOP) một các hiệu quả và ấn tượng ? Mình sẽ hướng dẫn rõ trong bài viết dưới đây, các bạn tham khảo nhé !
SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MOTIVATION LETTER, STATEMENT OF PURPOSE, COVER LETTER & PERSONAL STATEMENT
21 CÔNG VIỆC SẼ THỊNH HÀNH TRONG 10 NĂM TỚI
DU HỌC NƯỚC NÀO KHÔNG CẦN CHỨNG MINH TÀI CHÍNH ?
A. Motivation letter (SOP) là gì ?
Đúng như tên gọi, Motivation Letter (SOP) là lá thư dùng để trình bày động lực cá nhân, những trải nghiệm thúc đẩy bạn đến quyết định theo đuổi ngành học X tại trường Y, và lý do tại sao bạn nên được nhận vào trường hay đạt được học bổng đó.
Việc viết Motivation Letter (SOP) này, không chỉ là vấn đề hình thức. Thực tế, bộ phận tuyển sinh của các trường đại học rất coi trọng lá thư này, vì nó thể hiện được ý định học tập nghiệm túc và tính cam kết của sinh viên đối với việc theo đuổi chương trình học. Nó cũng phản ánh được tính cách, mục tiêu và tham vọng của bạn. Thậm chí, cách bạn viết lá thư này sẽ quyết định bạn được chấp nhận hay từ chối vào trường. Vì vậy, hãy dành thời gian viết ra nó một cách có tâm nhé.
B. Trình tự viết Motivation letter (SOP) hiệu quả ?
Bước 1 : Tham khảo 1 số bài viết mẫu
Lợi ích của việc này là giúp các bạn định hình rõ thế nào là một bài luận tiêu chuẩn về nội dung, độ dài, và ngôn ngữ. Tất nhiên mỗi bài viết đều mang dấu ấn cá nhân riêng. Và mỗi người lại có cách tiếp cận khác nhau để trình bày về con người, ước mơ và kế hoạch của họ. Ngay cả việc bài luận đó dùng để apply cho ngành học nào cũng khiến cho cấu trúc và cách viết khác nhau. Mình đọc không phải để sao chép hay cắt ghét thành bài của mình, mà để rút kinh nghiệm và tự xây dựng được nội dung và bố cục cho bài viết của mình hiệu quả nhất.
Bước 2 : Trả lời các câu hỏi sau, gạch đầu dòng xuống tất cả những ý mà bạn nghĩ bạn muốn đưa vào bài SOP của mình
Ngành học:
- Tại sao bạn chọn ngành học này ? : Tại sao bạn muốn học kinh tế chứ không phải tài chính? Tại sao bạn muốn học khoa học máy tính chứ không phải một ngành khoa học cơ bản nào khác? Tại sao bạn muốn theo đuổi tâm lý học?
- Điều gì khiến cho bạn đam mê khi bạn học về những thứ đó? :
- Bạn thấy chúng có ích, cho bạn và cho xã hội?
- Bạn muốn có kiến thức để làm những điều mà hiện nay bạn chưa thể?
- Bạn muốn trở thành một hình mẫu mà bạn vẫn mơ tưởng từ thuở bé?
- Bạn muốn có một công ty của riêng mình?
- Hay bạn có một lý do sâu xa nào khắc đằng sau việc lựa chọn?
Để trả lời những câu hỏi này, hãy quay ngược về những trải nghiệm của bạn thời gian qua và liên kết các hoạt động với nhau để có được câu trả lời phù hợp nhất. Ví dụ :
- Việc chúng mình đến từ một nước đang phát triển và còn nhiều vấn đề kinh tế – xã hội phải giải quyết, bạn có từng suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ mình với những điều đó?
- Hay nếu bạn đã từng có cơ hội đi du lịch nhiều nơi, gặp nhiều người, có câu chuyện nào đã từng “đánh thức” ước mơ và động lực trong bạn?
- Bạn có từng tham gia các hoạt động ngoại khóa/ xã hội và nhận ra điều mình muốn làm?
- Đơn giản hơn nữa là các yếu tố về gia đình – cách bố mẹ nuôi dạy bạn, hay môi trường giáo dục – những thầy cô đã truyền cảm hứng cho bạn, có điều gì đã trực tiếp hoặc gián tiếp khiến bạn trở thành con người như ngày hôm nay và theo đuổi ngành học này không?
Bước 3 : Đọc lại và chắt lấy những ý đắt nhất
Vì độ dài của SOP có giới hạn nên bạn không thể đưa toàn bộ thông tin của cuộc đời mình vào. Hãy chọn lấy những ý nổi bật và có liên quan đến chương trình học mình muốn apply nhất thôi nhé.
Bước 4 : Sắp xếp lại bố cục bài viết sao cho logic và “đắp thịt” cho các ý chính.
Sau khi đã có dàn ý ở phần trên, bước tiếp theo là dùng ngôn từ để diễn giải các gạch đầu dòng đó, liên kết chúng với nhau để truyền tải một thông điệp nhất quán và rõ ràng về con người bạn.
Có nhiều cách để lên bố cục cho bài viết. Bạn có thể viết 1 cách đơn giản theo trình tự thời gian. Hoặc dẫn dắt bài viết bằng cách kể lại một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời bạn : sự kiện đó có thể xảy ra thời thơ ấu. Hoặc đơn giản như bạn đọc được một cuốn sách tâm đắc, gặp một người cho bạn lời khuyên. Hay khi bạn tham gia một chương trình tình nguyện và học được nhiều thứ, hoặc một biến cố trong gia đình/ công việc. Từ sự kiện đó, bạn mô tả cách nó ảnh hưởng đến bạn, và khiến bạn trở thành con người ngày hôm nay với mục tiêu học tập để đạt được ước mơ của mình. Tất nhiên, khi mô tả về động lực, bạn phải khéo léo lồng ghép được những gạch đầu dòng từ dàn ý ban đầu.
Bước 5 : Viết đoạn kết luận
Tóm lại những ý chính và nhắc nhở rằng mình rất mong được nhận vào học chương trình thạc sỹ của trường/ đạt được học bổng. Thể hiện sự biết ơn về cơ hội được chứng tỏ bản thân qua bức thư này ( trong một số trường hợp, bạn cũng có thể đề nghị 1 buổi phỏng vấn cá nhân để 2 bên hiểu rõ nhau hơn). Bạn cũng có thể đề cập lại một lần nữa một cách ngắn gọn vì sao bạn sẽ là một sinh viên tiềm năng của trường. Cuối cùng, ký và ghi rõ họ tên.
Bước 6 : Nhờ 2-3 người quen sửa lại giúp mình
Bước cuối cùng và cũng quan trọng không kém – sửa SOP. Dù bạn tự tin rằng bài luận của mình đã hoàn hảo, chắc chắn khi bạn đưa nó cho một người khác, họ vẫn có thể chỉ ra vài lỗi (ngữ pháp, hành văn, dùng từ, hay thậm chí là logic) mà bạn không hề nghĩ tới. Hãy chọn những người mà bạn tin tưởng nhất, và sẽ càng tốt hơn nếu họ đã có kinh nghiệm apply và viết SOP trước đây, đưa họ đọc và cho ý kiến.
Bạn không cần phải sửa theo 100% những gì họ nhận xét, nhưng sau mỗi lần review, bạn nên đọc cẩn thận những lỗi họ tìm ra và cân nhắc sửa hay không sửa, hoặc nếu sửa thì sửa thế nào. Nếu đó là những lỗi đánh máy, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp tiếng Anh – tất nhiên bạn phải sửa. Nhưng nếu đó là những comment về cách hành văn, bố cục bài luận – những đánh giá mà yếu tố chủ quan của người đọc (như background của họ, hoặc phong cách viết họ yêu thích) chiếm phần lớn, thì bạn nên cân nhắc.
C. Một số lưu ý quan trọng khi viết Motivation Letter (SOP) ?
- Nếu không có yêu cầu đặc biệt nào từ ban tuyển sinh thì bạn nên tuân theo định dạng như sau : Font chữ Times New Roman. Kích cỡ chữ 12 point. Canh lề 1 inch cho 4 lề giấy. Cách dòng 1.5.
- Độ dài tốt nhất của bài luận SOP là 1 trang giấy, nhiều lắm là 1 trang rưỡi, không hơn. Ban tuyển sinh thường đọc rất nhiều bài luận trong mỗi đợt duyệt hồ sơ nên SOP của bạn có độ dài vừa đủ thì sẽ tạo ấn tượng tốt hơn.
- Tuyệt đối không nên Copy & Paste các bài mẫu trên mạng. Các bài mẫu đăng trên mạng, thường hội đồng tuyển sinh đã bị đọc đi đọc lại đến thuộc. Vậy nên, việc bạn cũng bê y chang như vậy vào bài của mình là cấm kị hàng đầu.
- Đầu thư, nếu bạn biết tên người nhận, hãy ghi rõ. Nếu không, có thể ghi “Dear Sir or Madam,”
- Kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp ít nhất 3 lần.
- Tránh viết những câu quá dài, sẽ làm cho là thư bị khó đọc. Ngoài ra, hãy dùng những từ ngữ thông dụng, đơn giản thay vì những cụm từ phức tạp hay từ ngữ hoa mỹ.
Vì mục đích của SOP là thuyết phục ban tuyển sinh nhận bạn vào học, một trong những lưu ý cực kỳ quan trọng là bạn phải thể hiện được rằng bạn biết rõ mình muốn gì. Một SOP thành công không thể thiếu nội dung về ước mơ của bạn, điều bạn muốn làm, nghề nghiệp bạn muốn theo đuổi, con người mà bạn muốn trở thành trong 5 – 10 năm tới. Bạn cũng đừng quên nhấn mạnh rằng việc theo học ngành X tại trường Y sẽ giúp bạn biến ước mơ đó thành sự thật như thế nào.
Viết SOP chưa bao giờ là một việc đơn giản, cần bạn đầu tư nhiều tâm sức để có được bài luận ưng ý. Vậy nên, hãy cố gắng dành thời gian, suy nghĩ và có kế hoạch viết nó từ sớm khi bắt đầu có ý định du học nhé.
Để lại thông tin trong Form này để được chia sẻ các bài SOP mẫu hay thuộc đa dạng các ngành nghề nhé.
Chúc các bạn luôn vui và học tốt !
8 LÝ DO VÌ SAO BẠN NÊN DU HỌC
Du học là một nhu cầu quan trọng trong xã hội hiện nay, vượt qua mọi khoảng cách địa lý để đến được nơi mình mong ước là cả một hành trình dài. Nhưng tại sao việc chọn điểm đến đại học ở một quốc gia khác lại trở nên xu hướng như vậy?
Sự thật là, du học có rất nhiều lợi ích tuyệt vời, từ việc giúp bạn tìm được một công việc tốt đến cải thiện cuộc sống trong tương lai của bạn. Nếu bạn vẫn không chắc chắn về điều này? Sau đó, đây là 8 lý do vì sao bạn nên đi du học.
7 ĐỊA ĐIỂM MUA SẮM SANG CHẢNH Ở LONDON
London không chỉ là một kinh đô thời trang lớn, mà còn là cái nôi của vô số cửa hàng mua sắm sang trọng được săn đón nhiều nhất trên thế giới. Những trung tâm mua sắm xa hoa này thường được lát bằng đá cẩm thạch; và chứa đầy những sáng tạo độc nhất vô nhị; từ các nhà thời trang cao cấp như Chanel, Christian Dior, Givenchy và nhiều hơn nữa. Dưới đây là 7 thiên đường mua sắm sang trọng khiến bạn phải “vung tay quá mức”.
1. Selfridges
Nếu là một tín đồ cuồng mua sắm, bạn sẽ quen thuộc với cửa hàng bách hóa sang trọng nổi tiếng Selfridges & Co; có 4 địa điểm nằm rải rác trên khắp Vương quốc Anh. Được thành lập năm 1909. Cửa hàng hàng đầu trên Phố Oxford là trung tâm mua sắm lớn thứ hai ở Anh.
Cửa hàng trải dài 6 tầng và tự hào có bộ phận denim lớn nhất thế giới; với hơn 11.000 chiếc quần jean từ nhiều loại của 60 thương hiệu sang trọng. Cửa hàng cung cấp 11 địa điểm ăn uống. Tại đây bạn có thể dễ dàng “vung tiền” cho các brand ở mọi phong cách từ “hypebeast”.
2. Harrods
Không chỉ là một điểm đến mua sắm, Harrods là một địa danh mang tính biểu tượng của Anh với 184 năm lịch sử đằng sau nó. Tọa lạc tại Knightsbridge giàu có; Harrods là cửa hàng bách hóa sang trọng lớn nhất ở Anh với 330 phòng ban trải khắp 7 tầng.
Cửa hàng bán mọi thứ, từ thời trang, thực phẩm đến đồ gia dụng và công nghệ. Nếu bạn là một tín đồ mua sắm, hãy nhớ ghé qua Shoe Heaven trên tầng 5. Toàn bộ tầng dành riêng cho giày với hơn 100.000 đôi từ các nhà thiết kế giỏi nhất thế giới. Không có chuyến đi nào đến Harrods là hoàn hảo nếu không ghé thăm các quán ăn huyền thoại của họ; phục vụ tuyển chọn các món ngon, bánh kẹo và rượu vang hảo hạng nhất từ khắp nơi trên thế giới. Bạn sẽ thực choáng ngợp trước sự xa hoa, giàu có và mùi sang chảnh ở đây!
3. Bond Street
Con phố mang tính biểu tượng này tự hào có vô số cửa hàng sang trọng, thời trang hàng hiệu, đồ trang sức cao cấp, đồ cổ.
Nằm ở trung tâm của Mayfair, con phố được chia thành 2 đoạn. Phần phía nam, Phố Old Bond, là nơi có nhiều cửa hàng trang sức cao cấp như Tiffany & Co, De Beers và Cartier. Khu phía bắc, New Bond Street, là nơi tập trung các hãng thời trang cao cấp bao gồm Chanel, Dior và Hermes.
Bạn nên ghé qua cửa hàng Louis Vuitton, được khai trương vào năm 2010. Đây là cửa hàng lớn nhất ở Châu Âu với 4 tầng lộng lẫy sang trọng; và thậm chí còn có căn hộ VIP dành cho khách hàng độc quyền.
4. Sloane Street
Được “trọn mặt gửi vàng” của nhiều cửa hàng hàng đầu bao gồm Gucci, Tom Ford, Escada, v.v. Tọa lạc tại Khu Hoàng gia của Kensington và Chelsea.
Khi khám phá Phố Sloane, bạn sẽ nhận thấy một chủ đề chung – rất nhiều siêu xe! Con phố hào nhoáng thu hút những người rất giàu có; vì vậy hãy sẵn sàng để thưởng thức những chiếc Ferrari, Lamborghini và Bugattis sau một ngày mua sắm vất vả.
5. Liberty London
Không giống như các điểm mua sắm sang trọng khác, Liberty mang nét độc đáo nằm trong di sản của Anh. Kiến trúc theo phong cách Tudor đơn sắc của nó là một đặc điểm nổi bật thực sự.
Khám phá bộ sưu tập đồ in cao cấp khổng lồ; bạn sẽ tìm thấy mọi thứ mình cần từ vải trang trí nội thất cho đến đồ trang sức.
6. Icon Outlet
Với 85 cửa hàng bán thời trang cao cấp sang trọng trong mái vòm của Greenwich’s O2, Icon Outlet lần đầu tiên chào đón những người mua sắm hàng hiệu đến địa điểm giải trí nổi tiếng. Một loạt các nhà hàng và quán bar giúp người mua sắm thoải mái, trong khi bạn có thể tận dụng các dịch vụ độc quyền, bao gồm cả người mua sắm cá nhân và nhà tạo mẫu, mua sắm rảnh tay và sảnh hoàn thuế sang trọng.
7. Bicester Village
Nằm cách London Marylebone chỉ 46 phút. Du khách có thể xem qua các bộ sưu tập từ các thương hiệu thời trang lôi cuốn nhất thế giới, đặt chân đến một loạt cửa hàng đặc biệt và khám phá các xu hướng thiết kế mới nhất, trước khi thưởng thức đồ ăn nhẹ từ một loạt quán cà phê, nhà hàng và cửa sổ bật lên sang trọng.
Trên đây là một số chia sẻ của Du học Đồng Thịnh để giải thích “7 ĐỊA ĐIỂM MUA SẮM SANG CHẢNH Ở LONDON”. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn!
Hãy Like, Share và Subscribe kênh Youtube “DU HỌC Studying Abroad” để xem được nhiều thông tin hữu ích nhé!