Có nhất thiết phải đi du học?
Con đường du học không phải là tất cả
Có rất nhiều thí sinh khi nộp hồ sơ đi du học nhưng không hiểu vì lý do gì mà ước mơ du học không thể thành hiện thực. Trong những trường hợp như vậy bạn không nên tạo áp lực quá lớn cho bản thân.
Không nhất thiết phải đi du học để trở thành công dân toàn cầu
Một cuộc khảo sát cách đây vài năm cho thấy, với 60-70% sinh viên Việt Nam ở lại nước ngoài sau khi học xong, nguy cơ “chảy máu chất xám” là một thực tế hiển nhiên. Ngược lại, một nghiên cứu khác cho thấy 60-70% sinh viên quốc tế trở về từ nước ngoài gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập trở lại cộng đồng của họ.
Biến động toàn cầu do COVID-19 gây ra ở nhiều khía cạnh khác nhau đã khiến nhiều thí sinh và phụ huynh dần thay đổi hướng lựa chọn cho tương lai của mình. Thay vì sang các nước phát triển, các chương trình đào tạo liên kết và quốc tế tại các trường đại học ở Việt Nam được nhắm đến. Các chương trình này đã ra đời và có uy tín trên thị trường trong nước gần một thập kỷ, nhưng có lẽ đây là thời điểm các chương trình này tỏ ra nhiều ưu thế vì phù hợp với xu thế.
Thực tế, hàng năm có 192.000 sinh viên đi du học, trong khi mô hình du học tại chỗ thu hút 26.000 sinh viên, tức chỉ bằng khoảng 1/7.
Mỗi năm, các gia đình Việt Nam chi tổng cộng 3-4 tỷ USD cho con em mình đi du học. Tại Hội thảo thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam diễn ra sáng 21/7, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả nước hiện có 70 cơ sở giáo dục đại học đang cung cấp chương trình đào tạo quốc tế. Bao gồm: Trường có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 50 chương trình); các trường đại học hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước (khoảng 50 chương trình). Còn lại là 352 chương trình liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học quốc tế.
Không phải ai đi du học cũng học hỏi và khám phá “chân trời” tri thức
Không có gì đảm bảo: bạn sẽ không thất nghiệp sau khi du học
Cuối cùng, dù bạn học ở đâu thì “chìa khóa” thành công vẫn là nhờ sự nỗ lực và ham học hỏi.