làm thêm ở Đức
LÀM THÊM CHO SINH VIÊN Ở ĐỨC
Khi
là sinh viên ở Đức, bạn sẽ được phép đi làm không quá 240 nửa ngày/năm
hoặc không quá 120 ngày/năm. Điều này sẽ được ghi rõ trong giấy phép cư
trú của bạn và áp dụng cho cả công việc văn phòng lẫn các công việc phi
văn phòng (trừ làm Student Assistant cho giáo sư hoặc văn phòng trường).
- Nếu bạn làm việc từ 4 tiếng trở xuống thì được coi là làm nửa ngày
- Nếu bạn làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được coi là 1 ngày
Số ngày này sẽ được tính trong 1 năm dương lịch, sang năm mới, số ngày sẽ được tự động trở về 0. Lưu ý thực tập bắt buộc trong chương trình học không bị tính vào số ngày 120/240.
Lưu ý nếu muốn làm thực tập tự nguyện nhiều hơn 120 ngày full 1 năm, bạn cần phải thỏa tất cả các điều kiện sau:
- Nếu bạn làm việc từ 4 tiếng trở xuống thì được coi là làm nửa ngày
- Nếu bạn làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được coi là 1 ngày
Số ngày này sẽ được tính trong 1 năm dương lịch, sang năm mới, số ngày sẽ được tự động trở về 0. Lưu ý thực tập bắt buộc trong chương trình học không bị tính vào số ngày 120/240.
Lưu ý nếu muốn làm thực tập tự nguyện nhiều hơn 120 ngày full 1 năm, bạn cần phải thỏa tất cả các điều kiện sau:
- Thực tập tự nguyện liên quan đến ngành học được trường chứng nhận qua văn bản
- Sở ngoại kiều cho phép qua email hoặc trên Zusatzblatt (tờ màu xanh đi kèm thẻ cư trú) có dòng: studienbezogenes Praktikum gestattet (dịch: thực tập liên quan đến ngành học được cho phép)
- HR của công ty chấp nhận các giấy tờ này
Một
lựa chọn khác ngoài đi thực tập full-time (37-40h/tuần tùy hợp đồng) mà
sinh viên ở Đức hầu như ai cũng trải qua là làm Werkstudent/Working
student ở các công ty. Một vài điểm cơ bản của Werkstudent:
- Trong kỳ học được làm tối đa 20h/tuần, có thể gộp 2 ngày full + 1 ngày part-time hoặc tự sắp xếp theo sếp và team
- Trong kỳ nghỉ được làm tối đa 40h/tuần
- Thuận lợi vừa học vừa làm hơn so với làm thực tập full-time
Bản
thân mình và bạn bè mình nhờ các công việc làm thêm working
student/assistant ở trường/thực tập mà đã có thể trang trải chi phí sinh
hoạt khá ổn khi đi học ở Đức. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tìm các
công việc khác theo khả năng, sở thích và quỹ thời gian ở những nơi khác
như bảo tàng, siêu thị, quán ăn, v.v - miễn được cho phép trong thời
gian quy định. Vậy nên, các bạn không nên quá lo lắng về vấn đề tài
chính khi qua Đức.
Mình còn thiếu ý nào thì các bạn ở Đức comment giúp mình nhé.
Vũ Phương Linh facebook.com/profile.php?id=100001279291940