LỄ PHỤC SINH Ở ANH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Đối với người Anh cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Lễ Phục Sinh là một dịp vô cùng quan trọng trong năm. Ngày lễ được tổ chức để tưởng niệm sự hồi sinh của chúa Jesus sau khi bị đóng đinh trên cây Thánh giá.
Lễ Phục Sinh ở Anh là ngày lễ gì?
Nếu không phải là người theo đạo Kitô giáo thì chắc chắn bạn sẽ rất thắc mắc về lễ Phục sinh. Vậy lễ Phục sinh là ngày gì? Easter Day là ngày gì?
Lễ Phục sinh (hay còn được gọi là Easter Day, ngày Chúa sống lại, ngày Chúa phục sinh…) chính là một ngày lễ rất quan trọng đối với những người theo Kitô giáo (bao gồm Công giáo, Đạo Tin lành, Anh giáo, Chính thống giáo).
Ở Anh cũng như nhiều quốc gia theo Thiên chúa giáo khác, ngày lễ Phục Sinh mang ý nghĩa vô cùng lớn lao – ngày tưởng niệm Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên cây Thánh giá.
Với ý nghĩa hội sinh như vậy, nên ngày lễ này được diễn ra vào mùa xuân, khoảng giữa tháng 3 và tháng 4. Trong khoảng thời gian đó, đặc biệt là từ 22 tháng 3 tới 25 tháng 4, một ngày Chủ nhật và thứ Hai bất kỳ sẽ được nhà thờ lựa chọn và tổ chức.
Trong Lễ Phục Sinh ở Anh và các nước, hình ảnh của những chú Thỏ và những quả trứng rực rỡ sắc màu đã trở thành biểu tượng “đóng đinh”. Rất nhiều hoạt động hấp dẫn diễn ra quanh những biểu tượng này.
Lễ Phục Sinh 2021 ngày nào?
Thông thường lễ Phục Sinh sẽ diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm (được tính là ngày chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4).
Lễ Phục Sinh 2021 rơi vào ngày 4/4/2021.
Những việc thường làm trong lễ Phục Sinh
Vào lễ Phục Sinh, mọi người thường làm gì?
- Ăn chay kiêng thịt hãm mình: nói đúng hơn là chay ăn và chay thịt. Người Công giáo trong ngày Lễ tro và Thứ 6 tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh 2 ngày phải kiêng thịt, kiêng ăn đồ vặt, kiêng thỏa mãn nhu cầu không cần thiết. Mọi nguồn lực dư ra thường tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.
- Xếp hình lá lấy về từ Lễ Lá: Hình dạng muôn vẻ, tùy vào độ khéo tay của mỗi người.
- Đi đàng thánh giá: ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Ngài Giê Su từ khi bị bắt tới khi qua đời.
- Rửa chân: được lấy từ một chuyện trong Kinh Thánh là trước khi Ngài Giê Su bị bắt thì đã rửa chân cho từng môn đệ. Và dặn rằng mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào.
- Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: thường ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Hoạt cảnh dựa theo câu chuyện từ khi Giê Su bị bắt cho tới khi chết.
Bên cạnh đó còn các hoạt động phi tôn giáo khác như:
- Trang trí trứng phục sinh.
- Đeo tai thỏ: bắt nguồn từ truyền thuyết chú thỏ tặng quà tối trước Lễ Phục Sinh. Hướng câu chuyện khá giống chuyện Ông già Noel.
- Săn trứng Phục Sinh: giấu trứng đã trang trí trong vườn và tổ chức cuộc thi tìm kiếm trứng. Ai tìm nhiều nhất sẽ thắng. Trò chơi này chủ yếu tại các nước Phương Tây và Bắc Mỹ.
- Đua lăn trứng Phục Sinh: Thứ 2 sau ngày Lễ Phục Sinh là cuộc thi lăn trứng. Ai về sớm nhất sẽ thắng. Đây là sự kiện thường diễn ra tại Nhà Trắng – nơi ở của Tổng thống Hoa Kỳ.
Biểu tượng của ngày Phục Sinh ở Anh
Thỏ và trứng là hai hình ảnh gắn chặt với ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh ở Anh cũng như trên toàn thế giới. Mỗi hình ảnh đều có những ý nghĩa của riêng mình và mang lại niềm tin cho mỗi người dân khi nhìn vào đó.
Trứng Phục sinh
Trứng được coi là biểu tượng nguyên thủy, cổ xưa nhất của lễ hội Phục sinh. Người ta thường tặng cho nhau những quả trứng do chính tay mình trang trí để nhằm cầu chúc cho bạn bè, người thân những điều may mắn, tốt lành nhất trong cuộc sống.
Lý do trứng được coi là một biểu tượng của ngày lễ Phục sinh đó chính là từ xa xưa, quả trứng đã gắn liền với ý nghĩa của sự tái sinh, sinh sôi, nảy nở. Người phương Tây còn tin rằng, trái đất này được tạo ra từ một quả trứng khổng lồ.
Thỏ Phục sinh
Giống với những quả trứng, thỏ được xem là một biểu tượng vô cùng đặc trưng cho ngày lễ Phục sinh. Thỏ cũng là một loài vật có tốc độ sinh sản khá “chóng mặt”, vậy nên thật dễ hiểu khi người ta xem nó là biểu tượng cho sự sinh sôi, phát triển.
Bên cạnh đó, những con thỏ còn gắn liền với truyền thuyết về Ostara (hay Eostre) – một nữ thần của mùa Xuân, người được lấy tên để đặt cho ngày lễ Phục sinh.
Jambon
Trên bàn ăn của các tín đồ Thiên Chúa giáo chưa bao giờ vắng bóng món jambon vào ngày lễ Phục sinh. Với họ, thịt lợn luôn được coi là món ăn của Chúa. Họ coi rằng nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc thích hợp để làm món thịt lợn muối dự trữ thì thời điểm lễ Phục sinh chính là lúc phù hợp nhất để họ thưởng thức món ăn này.
Thánh ca Phục sinh
Bên cạnh những biểu tượng trên thì các bài thánh ca Phục sinh, bài hát lễ Phục sinh cũng chính là một phần quan trọng của ngày lễ đặc biệt này. Ca từ, giai điệu của những bài hát lễ Phục sinh đều bày tỏ sự vui mừng, hân hoan vì sự sống lại của Chúa Giê-su, bên cạnh đó còn là sự biết ơn và mong ước cho một sức sống mới đầy sự tích cực, may mắn, tươi sáng hơn.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của Đồng Thịnh sẽ giúp bạn biết được lễ Phục sinh Easter Day là ngày gì, có ý nghĩa gì cũng như lễ Phục sinh 2021 là ngày nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!